Tin mới

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Răng hàm bị mẻ có hàn được không? Giá thực hiện

Răng hàm bị mẻ có hàn được không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Khi răng hàm bị sứt mẻ đồng nghĩa với khả năng ăn nhai bị suy giảm. Vậy phải làm sao trong trường hợp này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Nguyên nhân khiến răng hàm bị mẻ 

Nguyên nhân bên trong 

Thiếu canxi 

Nếu chiếc răng của bạn tự nhiên bị nứt, mẻ hay bể vỡ mà không phải do chịu lực tác động mạnh nào thì khả năng răng thiếu canxi là rất lớn. Canxi chính là yếu tố cơ bản giúp cho men răng chắc khỏe, tạo nên lớp bảo vệ cứng chắc cho mô răng. 

Thiếu Flour/khoáng chất 

Flour, khoáng chất cũng là một hoạt chất giúp cho men răng chắc khỏe hơn. Việc thiếu hụt Flour hay khoáng chất sẽ khiến cho liên kết men răng dần trở nên yếu đi và khả năng bị mẻ răng tăng cao. 

Kết quả sau khi hàn răng bị mẻ*

Bệnh lý răng miệng 

Các loại bệnh lý răng như sâu răng, viêm tủy cũng có thể là nguyên nhân bị mẻ răng. Vi khuẩn và axit tấn công vào men răng, phá hủy liên kết mô răng và làm răng bị mẻ. 

Nguyên nhân bên ngoài 

  • Nguyên nhân bị mẻ răng này chủ yếu là do ngoại lực tác động: 
  • Khi bị tai nạn, chấn thương 
  • Kết quả của bệnh nghiến răng kéo dài 
  • Ăn nhai phải vật quá cứng 

Ảnh hưởng của mẻ răng 

Răng bị mẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể và tinh thần của người bệnh nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời: 

- Hàm răng có khiếm khuyết, không còn đẹp hoàn hảo như trước, khiến người bệnh mất tự tin 

- Khả năng ăn nhai bị giảm sút, dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ 

- Có thể có những cơn đau nhức, ê buốt, khiến người bệnh mất tập trung, khó làm việc và sinh hoạt. 

Răng hàm bị mẻ có hàn được không? 

Hàn trám là giải pháp phục hình răng mẻ, vỡ vô cùng hiệu quả, bằng cách dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng như Composite trám vào phần răng khuyết thiếu giúp răng khôi phục hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, việc răng hàm bị mẻ có hàn được không sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ sứt vỡ của răng để quyết định. 

Nên lựa chọn phương pháp hàn răng hiệu quả*


Nếu răng hàm chỉ bị sứt mẻ nhẹ hoặc phần ngà răng còn lại không ít hơn 2/3 răng thì bạn không cần quá lo lắng răng hàm bị mẻ có hàn được không, bởi vì điều này là hoàn toàn có thể. 

Tuy nhiên, trường hợp răng gãy vỡ quá nhiều, chỉ còn nhiều hơn 1/2 răng thì không thể hàn trám được mà cần sử dụng phương án phục hồi khác là bọc răng sứ. Vì diện tích răng cần hàn quá lớn sẽ khiến miếng trám dễ bong tróc do không có đủ độ bám phù hợp. 

Nên hàn răng mẻ bằng phương pháp nào hiệu quả 

Thông thường răng hàm bị mẻ sau khi hàn sẽ có thể hoạt động bình thường từ 3-5 năm. Khi đến thời hạn, miếng trám bị bong ra bạn cần tiến hành thay miếng trám để bảo vệ và đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường cho răng. 

Tuy nhiên, bạn có thể kéo dài quá trình này, nâng cao độ bền của răng sau hàn bằng cách sử dụng phương pháp hàn trám răng bằng công nghệ Laser. Kỹ thuật này có khả năng làm động vật liệu ngay trên răng, gia tăng độ cứng của miếng trám từ đó nâng cao độ bền và kéo dài tuổi thọ cho răng. 

Hơn nữa, nếu bạn hàn trám răng bằng vật liệu Composite thì răng càng tồn tại lâu hơn. Thời gian duy trì lên đến 7- 10 năm, thậm chí lâu hơn nếu bạn chăm sóc răng đúng cách.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề răng hàm bị mẻ có hàn được không mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như kinh nghiệm giúp việc chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Răng hàm bị mẻ có hàn được không? Giá thực hiện 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top